Trao đổi, học tập
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» fish oil cancer
Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, nghĩ gì về Thầy Cô của mình? EmptyWed Aug 03, 2011 11:25 pm by Khách viếng thăm

» evenig primrose oil
Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, nghĩ gì về Thầy Cô của mình? EmptyTue Aug 02, 2011 7:15 am by Khách viếng thăm

» хороший гинеколог
Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, nghĩ gì về Thầy Cô của mình? EmptySun Jul 31, 2011 8:12 pm by Khách viếng thăm

» Продвижение неизбежно
Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, nghĩ gì về Thầy Cô của mình? EmptyFri Jul 29, 2011 10:42 am by Khách viếng thăm

» generic cialis
Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, nghĩ gì về Thầy Cô của mình? EmptyThu Jul 28, 2011 12:57 pm by Khách viếng thăm

» Thông báo dời nhà
Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, nghĩ gì về Thầy Cô của mình? EmptyMon Dec 14, 2009 9:00 am by Admin

» Có lịch thi HKI chưa? Cho xin tí!
Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, nghĩ gì về Thầy Cô của mình? EmptySat Dec 12, 2009 7:19 am by Sorrow

» Đề nghị cập nhật thông tin!!!
Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, nghĩ gì về Thầy Cô của mình? EmptyWed Dec 09, 2009 10:52 pm by Sorrow

» de cuong sinh hoc-12-hk1-sinhhoc-coban
Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, nghĩ gì về Thầy Cô của mình? EmptyMon Dec 07, 2009 6:16 am by pancreas

Affiliates
free forum


Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, nghĩ gì về Thầy Cô của mình?

Go down

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, nghĩ gì về Thầy Cô của mình? Empty Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, nghĩ gì về Thầy Cô của mình?

Bài gửi  Ronaldovn Thu Nov 05, 2009 8:42 am

Thầy cô chưa là chỗ dựa tâm lý cho học sinh
05/11/2009 11:07


PNO - Kéo gần khoảng cách thầy trò, giúp học sinh có điểm tựa tinh thần vững chắc để sống tự tin, bản lĩnh là mục đích buổi tọa đàm “Điều em muốn nói” do báo Phụ Nữ tổ chức tại Trường THPT Nguyễn Hữu Tiến (Hóc Môn) vào chiều 4/11để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Thế nhưng kết thúc tọa đàm, nhiều em trong số gần 400 học sinh của trường lại xin điện thoại của người chủ trì – Tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn để trình bày chuyện khó nói của mình. “Tại sao các em không giãi bày với thầy cô mà mình vẫn gặp trực tiếp hàng ngày?”- trả lời câu hỏi của TS Sơn, một nữ sinh ấp úng: “Nhìn thấy thầy cô là em sợ, tâm sự không được đâu thầy ơi!”. Xem ra, việc thầy trò lắng nghe và chia sẻ với nhau như hai người bạn hãy còn... xa vời.

“Bụt nhà không thiêng”
Một trong những nguyên tắc xây dựng sợi dây đồng cảm là tôn trọng nhau. Theo em Hồng Minh (lớp 11): có một số thầy cô thường dành cho học sinh cái nhìn tiêu cực, hay nghĩ oan cho học sinh, rằng các em chuyên làm trò bậy bạ xứng với câu “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Nếu kể chuyện của mình cho cô nghe, chẳng khác tự đưa mình lên thớt. Thầy cô cũng theo trường phái áp đảo của cha mẹ nên thà giấu cho yên thân, kể ra không khéo lại có tác dụng ngược.

Số đông học sinh cho rằng lý do dẫn đến “gãy nhịp cầu giao tiếp” trong nhà trường là: thầy cô quá bận rộn, thiên vị, không bảo mật thông tin, biết chuyện thì báo về gia đình; e sợ thầy cô khắc sâu định kiến, biết chuyện học sinh “hư hỏng” sẽ lạnh nhạt, “đì”, cho điểm thấp; có thầy cô còn đem chuyện buồn gia đình vào lớp để “giận cá chém thớt”… Em Kim Hoa (lớp 12) còn sợ tâm sự với thầy giáo, vì lỡ thầy và mọi người lầm tưởng là mình có tình cảm đặc biệt!

Cô hiệu trưởng Đào Thị Kim Nhi cho biết nhiều học sinh dẫn người yêu đến nhà nhờ cô coi mắt, chứng tỏ các bạn cũng đặt niềm tin ở cô giáo như người mẹ thứ hai, nhưng đó chỉ là những cựu học sinh của trường.

Các em cho hay mình thường ưu tiên chia sẻ với bạn bè, anh chị hay người lạ trên mạng. Ngày nay có thêm dịch vụ tư vấn tâm lý, tổng đài sức khỏe để các em “trút nỗi lòng”. Tuy nhiên, những chuyên gia tâm lý qua dịch vụ này dù có kiến thức và kinh nghiệm sống nhưng không thấu hiểu hoàn cảnh, điều kiện, sở trường, sở đoản của các em nên khó đưa ra khuyến cáo phù hợp.

Nối nhịp yêu thương
Nhiều em biết rõ thầy cô luôn yêu thương, luôn sẵn lòng giúp đỡ học sinh nhưng không vượt qua được vách ngăn tâm lý. Trên thực tế, không phải bạn trẻ nào cũng có thể tự giải quyết rắc rối của mình. Có khi đối mặt với những chuyển biến bình thường của tuổi dậy thì, các em cũng hoang mang, lo âu không cần thiết, ảnh hưởng việc học. Trong khi đó, thầy cô từng trải qua tất cả những vấn đề ấy nên sẽ tư vấn cách giải tỏa tốt nhất, có điều kiện dìu dắt, nâng đỡ các em. Vì thế, nếu các em gặp khó khăn mà cố giấu thì sớm muộn cũng lộ ra với nhiều hệ lụy đáng tiếc.

Khi được hỏi một về những trường hợp cụ thể đã chia sẻ, giúp đỡ học sinh, hầu hết thầy cô khẳng định “luôn mở lòng nhưng rất tiếc chưa hề có học sinh nào gõ cửa”. Không thể khẳng định là các em luôn gặp chuyện may mắn, suôn sẻ trong học tập, giao tiếp, bởi đến cuối buổi tọa đàm, tiến sĩ Sơn vẫn không trả lời hết mấy chục thư tay giấu tên do học sinh chuyển lên vì không mạnh miệng phát biểu trước thầy cô và các bạn.

Có rất nhiều điều các em muốn bày tỏ: sự phát triển của cơ thể, sinh lý tuổi teen, rung động đầu đời, làm sao vừa yêu vừa học tốt, làm sao phân biệt thích với yêu, chiêu tỏ tình nào để cho đối phương đồng ý, tìm hiểu về giới tính thứ ba, nguy cơ lây truyền bệnh qua đường tình dục… Cũng không ít bạn tỏ ra lo lắng về tuyển sinh, hướng nghiệp.

Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cho rằng: “Để có thể tư vấn cho học sinh, giáo viên cần trang bị kiến thức trong mọi lĩnh vực. Để tình thầy trò ngày một gần gũi, thắt chặt, giáo viên cần quan tâm sâu sát đến từng học sinh để hiểu em thiếu gì, cần gì, từ đó kịp thời gợi mở câu chuyện và cùng tháo gỡ những vướng mắc của các em. Học sinh cũng cần mạnh dạn hơn, đừng bỏ quên chỗ dựa vững chắc này. Vấn đề không phải là bạn nói ra hay không mà là cách nói như thế nào để được thầy cô đồng cảm, tiếp sức”.


Diệu Hiền
(Theo báo phụ nữ online)[right]

Ronaldovn

Tổng số bài gửi : 3
Points : 5
Reputation : 0
Join date : 05/11/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết